Quyên:
Sắp đến Tết rồi
Đến trường rất vui
Sắp đến Tết rồi
Về nhà rất vui.
Mẹ mua cho áo mới nhé
Ai cũng vui mừng ghê.
Chi:Chị quyên ơi, chị chờ em với. Chị đang làm gì đấy.
Quyên:Chị đang hát bài về Tết đó.
Chi:Sao chị lại hát bài về Tết.
Quyên:À. Em không nhớ sao. Chuẩn bị đến tết
Nguyên Đán rồi đó.
Chi:Vâng. Em nhớ ra rồi.
Quyên:Này, Chi ơi, Còn một việc liên quan đến
việc chị hát bài về Tết đó. Em có đoán được là việc gì không?
Chi: Em không biết nữa.
Quyên: Chị được thư viện nhà trường giao cho
giới thiệu sách về chủ đề ngày Tết. Em có muốn tham gia cùng chị không?
Chi:Thế hả chị. Em đồng ý. Chị cho em tham gia với.
Quyên:Vậy 2 chị em mình cùng giới thiệu sách
nha. Chúng em xin được bắt đầu bài giới thiệu của mình.
Quyên – Chi:Kính thưa
các thầy cô giáo và các bạn học sinh thân mến!
Quyên:Vậy là chỉ còn khoảng 2 tuần nữa
là đến Tết Nguyên đán rồi. Các bạn có thích Tết không? À, mình thấy bạn nào
cũng thích Tết vì Tết chúng ta có quần áo mới này, được xum vầy gia đình cùng
làm bánh chưng, bánh giầy, được đi chơi, được mừng tuổi và nhận được biết bao lời
chúc tốt đẹp nữa đúng không nào?
Chi:Thế nhưng trong các bạn đã bao giờ
tự hỏi hay hỏi mọi người về phong tục Tết cổ truyền chưa? Để tìm hiểu rõ hơn về
ngày Tết cổ truyền dân tộc. Hôm nay tôi muốn giới thiệu đến các bạn cuốn truyện
tranh cổ tích Việt Nam của nhà xuất bản Kim Đồng về chủ đề ngày Tết với nhan đề:
“Sự tích bánh chưng bánh dầy”.
Quyên:Chúng ta có thể thấy hấp dẫn
ngay từ hình thức trang bìa của cuốn truyện phải không nào? Nổi bật trên nền
màu xanh là bức tranh cả gia đình đang làm bánh. Màu sắc, hình ảnh trang bìa và
các trang nội dung được trình bày rất sắc nét, hài hòa trên khổ giấy 15x21cm.
Chi:Các bạn có biết trong ngày Tết cổ
truyền Việt Nam không thể thiếu món bánh nào không? À đúng rồi, đó là bánh
chưng, bánh giầy. Thế các bạn có biết ý nghĩa của món bánh này và ai là người đầu
tiên làm ra món bánh đặc biệt ấy không? Chúng ta hãy đến với câu chuyện “Sự
tích bánh chưng, bánh dầy” nhé.
Quyên:Câu truyện đã khẳng định rất rõ rằng:
“trong trời đất không có gì quý bằng hạt gạo, bánh chưng vuông tượng trưng cho
đất. Đất có cỏ cây, rừng núi nên bánh có màu xanh. Bánh dày tượng trưng cho trời
nên có màu trắng, hình tròn và khum khum như vòm trời”.
Chi:Ngày Tết người dân Việt ta thường
dùng bánh chưng, bánh giầy cúng tổ tiên để thể hiện lòng biết ơn, coi công ơn của
tổ tiên lớn như trời đất. Món bánh ấy còn chứa đựng tâm tình ruộng đồng quê
hương, nó được làm từ hạt gạo là hạt ngọc quý nhất trong trời đất. Chẳng thế mà
hàng năm trong ngày giỗ tổ Hùng Vương người ta đều làm những chiếc bánh chưng,
bánh dầy khổng lồ để cúng giỗ các vị vua Hùng.
Quyên:Bây giờ các bạn đã thấy 2 món
bánh này ý nghĩa chưa nào? Để tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc, cách thức làm món
bánh này chúng ta hãy cùng đọc câu chuyện “Sự tích bánh chưng, bánh dầy” nhé.
Chi:Vừa rồi tôi đã giới thiệu đến các
bạn cuốn truyện tranh về ngày Tết. Tôi mong rằng các bạn sẽ tìm đọc câu chuyện
để hiểu rõ hơn về phong tục trong ngày Tết cổ truyền nước ta nhé. Bên cạnh cuốn
sách “Sự tích bánh Chưng bánh Dày”, thư viện Trường tiểu học Sơn Đồng
còn rất nhiều những cuốn sách ý nghĩa nói về ngày tết cổ truyền của chúng
ta như cuốn: Sự tích cây nêu ngày tết, sự tích hoa Mai, hoa Đào… Để tìm hiểu
thêm về ngày tết cổ truyền, các bạn hãy đến thư viện tìm đọc nhé.
Quyên:Thư viện trường mình còn sở hữu mấy
cuốn: “Sự tích cây nêu ngày tết” và “Trò chơi các dân tộc”. Mời các bạn cùng
tìm đọc nhé. Buổi tuyên truyền giới thiệu sách của cô hôm nay đến đây là hết, hẹn
gặp lại các thầy cô và các em học sinh trong buổi tuyên truyền giới thiệu sách
lần sau!
Quyên
– Chi:Xin
trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn học sinh đã lắng nghe.